Người xưa có câu, rượu ngon uống mãi chẳng say nhưng người cười một cái lại say cả đời. Vậy có phải rượu ngon thì uống không say? Để tìm hiểu uống có say hay không trước tiên ta phải tìm hiểu thế nào là cách thưởng rượu ngon.
Người mê rượu, lại ham chuộng cái đẹp trong văn hóa uống rượu tao nhã hẳn khó quên trường đoạn mà Tổ Thiên Thu luận về rượu với Lệnh Hồ Xung trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của văn hào Kim Dung. Mượn miệng của nhân vật Tổ Thiên Thu, nhà văn Kim Dung đã đưa người đọc vào thế giới của văn hóa rượu mà cũng bác đại tinh thâm như lạc vào thế giới của các chiêu thức võ học vậy!
Nào là: uống rượu đất Phần phải dùng chén ngọc, để làm cho sắc rượu thêm phần rực rỡ; Rượu trắng ngoài quan ải phải uống bằng chén sừng tê thì mùi vị mới thuần mỹ phi thường; Rượu Bồ Đào thì phải uống chén dạ quang mới có hào khí; Rượu cao lương thì phải dùng chén “tước” bằng đồng xanh mà uống mới đủ cổ kính; lại như loại “Bách Thảo Tửu” vốn dĩ là thứ rượu ngâm với trăm loại hoa thơm cỏ lạ thì phải dùng chén bằng gỗ cổ đằng thì mùi thơm mới tăng lên bội phần... khiến cho Lệnh Hồ Xung, một kẻ quý rượu còn hơn cả sinh mệnh, tiếc rằng xưa nay chưa từng được tiếp cận với văn hóa ẩm tửu thú vị và đệ nhất công phu đến thế, cũng phải say sưa lắng nghe đến tròn mắt há miệng.
Không chỉ ở xứ Á Đông, người Phương Tây cũng rất coi trọng rượu. Athos, nhà quý tộc hoàn hảo của Ba chàng lính ngự lâm, là người rất sành về rượu. Để giải hòa những xích mích và nối lại tình bạn keo sơn sau 20 năm xa cách, Athos đã chẳng chút lưỡng lự mà gọi ra bốn chai rượu champagne. Dù cho mọi người đều biết anh ta vốn đã bỏ rượu từ lâu và ghê sợ nó đến mức nào.
Văn hóa uống rượu của Phương Tây cũng hết sức phong phú và tinh tế với rất nhiều dòng rượu khác nhau. Đằng sau mỗi chai rượu vang hay whisky là cả câu chuyện lịch sử thăng trầm của một dòng họ và dân tộc. Chẳng thế mà đến Hollywood cũng phải sản xuất những bộ phim nổi tiếng về đề tài ấy, như tác phẩm điện ảnh lãng mạn “A Walk in the Clouds” do tài tử Keanu Reeves đóng vai chính. Nếu như trong văn hóa Trung Hoa xưa có Đỗ Khang được phong danh là Tửu Thần, thì Phương Tây (Hy Lạp cổ) cũng sẽ có Tửu Thần Bacchus, thật là “Đông - Tây đề huề”.
Cách phân biệt rượu vang ngon
Người mê rượu, lại ham chuộng cái đẹp trong văn hóa uống rượu tao nhã hẳn khó quên trường đoạn mà Tổ Thiên Thu luận về rượu với Lệnh Hồ Xung trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của văn hào Kim Dung. Mượn miệng của nhân vật Tổ Thiên Thu, nhà văn Kim Dung đã đưa người đọc vào thế giới của văn hóa rượu mà cũng bác đại tinh thâm như lạc vào thế giới của các chiêu thức võ học vậy!
Nào là: uống rượu đất Phần phải dùng chén ngọc, để làm cho sắc rượu thêm phần rực rỡ; Rượu trắng ngoài quan ải phải uống bằng chén sừng tê thì mùi vị mới thuần mỹ phi thường; Rượu Bồ Đào thì phải uống chén dạ quang mới có hào khí; Rượu cao lương thì phải dùng chén “tước” bằng đồng xanh mà uống mới đủ cổ kính; lại như loại “Bách Thảo Tửu” vốn dĩ là thứ rượu ngâm với trăm loại hoa thơm cỏ lạ thì phải dùng chén bằng gỗ cổ đằng thì mùi thơm mới tăng lên bội phần... khiến cho Lệnh Hồ Xung, một kẻ quý rượu còn hơn cả sinh mệnh, tiếc rằng xưa nay chưa từng được tiếp cận với văn hóa ẩm tửu thú vị và đệ nhất công phu đến thế, cũng phải say sưa lắng nghe đến tròn mắt há miệng.
Không chỉ ở xứ Á Đông, người Phương Tây cũng rất coi trọng rượu. Athos, nhà quý tộc hoàn hảo của Ba chàng lính ngự lâm, là người rất sành về rượu. Để giải hòa những xích mích và nối lại tình bạn keo sơn sau 20 năm xa cách, Athos đã chẳng chút lưỡng lự mà gọi ra bốn chai rượu champagne. Dù cho mọi người đều biết anh ta vốn đã bỏ rượu từ lâu và ghê sợ nó đến mức nào.
Văn hóa uống rượu của Phương Tây cũng hết sức phong phú và tinh tế với rất nhiều dòng rượu khác nhau. Đằng sau mỗi chai rượu vang hay whisky là cả câu chuyện lịch sử thăng trầm của một dòng họ và dân tộc. Chẳng thế mà đến Hollywood cũng phải sản xuất những bộ phim nổi tiếng về đề tài ấy, như tác phẩm điện ảnh lãng mạn “A Walk in the Clouds” do tài tử Keanu Reeves đóng vai chính. Nếu như trong văn hóa Trung Hoa xưa có Đỗ Khang được phong danh là Tửu Thần, thì Phương Tây (Hy Lạp cổ) cũng sẽ có Tửu Thần Bacchus, thật là “Đông - Tây đề huề”.